Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Du lịch Miền Tây: Về miền Tây ăn bánh chuối nếp nương

Miền Tây - Những buổi chiều tà, dọc theo con đường làng tỏa quanh thôn xóm ở miền sông nước Tây Nam bộ, thỉnh thoảng người ta gặp các bà, các chị đứng tuổi ngồi bên bếp than hồng nướng chuối nếp.
Với đám trẻ con trong xóm, chúng chỉ cần xin người lớn vài ba ngàn đồng là có thể mua được mấy trái chuối nếp nướng thơm ngon, béo ngậy.

Để làm món ăn dân dã này, nguyên liệu chính cũng từ cây nhà lá vườn cả. Chuối xiêm sau vườn chín bói đốn về ủ vài bữa, chuối muồi vàng ươm. Lột vỏ, để chuối nguyên trái. Ướp thêm ít đường, muối cho vị ngọt đậm đà hơn. Nếp ngon vo nấu thành cơm.
Khi cơm nếp nguội, dùng tay vo áo bên ngoài trái chuối đã chuẩn bị. Cuộn thêm bên ngoài mấy miếng lá chuối xanh. Xong, để chuối lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Dùng gắp trở luôn tay cho đều bên. Khi lá chuối cháy sém, cơm nếp vàng ươm với sức nóng của than là bánh chín.

Trong khi nướng bánh, người ta đã chuẩn bị mấy trái dừa khô nạo vắt lấy nước cốt và thắng lên cho sền sệt, có người cho thêm ít bột báng (hột tròn nhỏ như mắt cá). Chan nước cốt ấy vào những trái chuối nướng, rắc thêm ít muối mè hoặc muối đậu phộng đâm nhuyễn là ngon lành.
Vị ngọt của chuối quyện với độ dẻo của nếp và chất béo của nước cốt dừa, đậu phộng rang tạo thành món ăn vừa ngon miệng, vừa no bụng cho những người nông dân quanh năm quần quật bên cánh đồng thửa ruộng.

Trái chuối chín thơm ngọt, nhiều chất bổ lại lành tính nên người lớn, trẻ em đều ưa, đều thích. Chuối sống có thể nấu ăn thay cơm đỡ lòng khi giáp hạt, lá chuối, cây chuối đều được tận dụng tối đa để phục vụ cho đời sống con người miền Tây vốn nổi tiếng với phong cách phóng khoáng, trí tuệ và sáng tạo.

>> Xem thêm tour du lịch Đà Nẵng : https://www.thienbachduong.com/

Theo: 24h.com.vn

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Những quán ăn ngon nhất Đà Nẵng

1) Quán phở Lân Béo


Địa chỉ: số 8 Lý Tự Trọng, Đà Nẵng

Người ta thích phở ở đây bởi cái nước dùng thơm ngon và ngọt ngào kết hợp tinh túy của bao nhiêu nguyên liệu. Mùi phở đặc trưng đến nỗi bất cứ ai được thưởng thức một lần sẽ chẳng thể quên. Những sợi bánh phở nhỏ nhỏ, mềm mềm, trắng tinh như được ngắm đều bời nước dùng. Sự thành công của người nấu chính là đã làm cho tất cả những nguyên liệu từ nước, bánh phở đến thịt, rau thơm đều hòa quyện với nhau làm một. nếm thử một thứ người ta có thể hình dung được mọi thứ tươi ngon đến nhường nào.


Dù là mùa hè hay mùa đông, trong cái se lạnh của gió mùa hay cái nắng ấm áp của mùa xuân thì người ta đều có thể ăn phở. Tuy món Phở ai cũng có thể nấu, nhưng để nấu ngon lại là một việc khó khan. Phở muốn ngon, quan trọng nhất là nấu nước dùng. Thứ nước được ninh từ xương bò, xương cục, xương ống. Thịt dùng ăn kèm với món Phở có đủ loại: thịt bò, thịt gà, gần đây còn có một số nơi kèm thịt ngan nữa. Bánh phở phải mỏng, mềm nhưng không bị nát. Gia vị nêm them phải vừa đủ, đậm đà. Cuối cùng là cho thêm chút hành lá, ngò rí, tiêu ớt tùy khẩu vị.


2) Bún riêu cua quán Bà Toải


Địa chỉ: 104 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Bún riêu cua ở Đà Nẵng là sự hòa trộn tinh tế giữa món riêu cua ở miền Bắc và hương vị của miền biển Đà Nẵng. Thành phần chủ yếu trong tô bún riêu cua ở Đà Nẵng là 4 lát gạch cua thơm lựng, béo béo. Thêm vào đó là những nguyên phụ liệu không thể thiếu như giá chần, đậu phụ rán vàng, có khi còn thêm cả miếng giò thái mỏng nếu khách yêu cầu.


3) Quán bún bò Cô Thủy


Địa chỉ: K218 Đống Đa, Đà Nẵng
Món bún bò ở Đà Nẵngđược ưa chuộng hơn cả. Có nhiều loại như bún bò tái, bún bò nạm, bún gân, bún đuôi bò, bún giò … vô cùng đa dạng. Nồi nước lèo để làm nên 1 tô bún bò ở Đà Nẵng được ninh từ xương bò cho thật nhừ, đến khi ra hết phần nước cốt xương thì bỏ thịt, xương vào nấu cho thật thơm và ngọt. Miếng bò không quá mềm nhưng cũng không cứng, đảo bảo đủ độ dai và dẻo thơm, ăn cùng với bún là nước lèo, rau sống, hành chua là bài bản nhất.


4) Cháo vịt bà Lang


Địa chỉ: 80/6 Phan Thanh, Đà Nẵng
Cháo Vịt là một món ăn dễ ăn, hương vị thịt vịt, nước mắm gừng đã cuốn hút biết bao người thưởng thức món này. Ở Đà Nẵng, có nhiều quán cháo Vịt rất ngon, khi nào đến đây cũng đông nghịt người. Đặc biệt cháo vịt thường được chọn  là món ăn sáng.

Quán với thực đơn có 7 món ăn được chế biến từ thịt vịt như: xào lăn, chả cầy, luộc, nướng, chân vịt hầm, tiết canh vịt và cháo vịt. Món nào cũng ngon nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cháo vịt. Bát cháo Vịt đặc sánh được nấu bằng gạo nếp pha lẫn với đậu xanh và gạo tẻ. “Nhân” của bát cháo là gan, mề, tiết, lòng, thịt vịt được xào lăn, tỏa mùi thơm ngào ngạt.

Cháo nấu nhừ, ngọt thơm, lại có đặc điểm là gạo được rang sơ trước khi nấu cháo. Vịt cũng khéo lựa, thịt miếng dày lại không quá mỡ mà cũng không quá nạc, vừa mềm. Thịt vịt rất ngon. Thịt vịt được chấm nước mắm gừng năn mềm, dai, thơm, sực nức mùi…


5) Bánh bèo chợ cồn


Địa chỉ: cổng đường Hùng Vương), Hải Phòng, Ông Ích Khiêm. Đà Nẵng
Bánh bèo là món ăn bình dân, đơn giản từ nguyên liệu đến hương vị nhưng có một sức quyến rũ kì lạ đối với cả dân bản địa và du khách khi tới Đà Nẵng. Nhân bánh làm từ tôm,thịt nạc băm nhỏ, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam đẹp mắt. Bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy


6) Quán xôi thằng Bờm


Địa chỉ: Ngã 3 Hòa Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng
Nói đến món xôi, không ai còn xa lạ với nguyên liệu gạo nếp hạt tròn, trắng bông, dẻo dính, thường dùng khi gia đình có việc cúng quảy. Xôi là món ăn Việt được kết hợp khá đa dạng giữa nếp với các hạt họ đậu khác như xôi gấc, xôi đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu lạc (đậu phộng) và tạo ra những tên gọi riêng như xôi vò, xôi xéo, xôi lăn. Ngày nay, với việc chế biến ẩm thực khéo léo, món xôi còn “đi tông” với gà, với chim, với trứng cút… Thế mới có những cái tên xôi rất ngô nghê và tình cảm như xôi Thằng Bờm, xôi Chung Thủy.


Để làm món xôi Bờm “nịnh vợ” nguyên liệu đầu tiên là nếp, theo anh Thọ, nếp phải là loại nếp nương do đồng bào Cơ-Tu trồng cho hạt mềm, dẻo khi nấu.

Lớp nhân trong xôi là loại gà đồi (được nuôi tại các xã có vùng đồi rừng Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc) thịt không bở như các loại gà nuôi công nghiệp. Không để khách phải chờ quá lâu món này, từ công đoạn làm gà đến đồ xôi chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ.

Nhân gà nướng hoặc quay phải đảm bảo độ thơm, độ thấm của gia vị, miếng gà xé cũng phải đều, phải đẹp. Khi xôi chín, nhân được lận vào trong, miếng xôi được nén thành hình tròn (gọi là quả xôi) làm sao để nhân không bị lộ ra ngoài, đem đút lò quay trên 1000C sau đó mới đem ra bàn đãi khách. Xôi có để ra ngoài gió cả 3-4 giờ đồng hồ vẫn vàng ươm, giòn rụm, mùi thịt gà xực lên thơm nức, beo béo.

Ăn sáng là bữa ăn chính trong ngày, việc chọn cho mình những quán ăn sáng ngon ở Đà Nẵng là điều mà nhiều bạn quan tâm. Với những gợi ý ở trên DanangZ hi vọng sẽ đem đến cho các bạn những quán ăn sáng ngon nhất tại Đà Nẵng.


7) Quán bánh tráng đập


Địa chỉ: hẻm 144 Hoàng Diệu, Đà Nẵng

Bánh đập là bánh tráng (bánh đa) nướng kèm với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau. Lúc ăn, chỉ cần đập bộp vào giữa bánh rồi chấm với mắm nước hay mắm cái (mắm nêm). Đơn giản vậy thôi mà một lần ăn bánh đập là ghiền.

Bánh ướt được làm bằng bột gạo, như các loại bánh ướt thông thường. Nhưng để làm bánh đập, phải là loại bánh ướt mỏng, dai, vừa mới tráng tại lò. Bánh chín lấy ra, trải trên dĩa cho nguội. Bánh tráng phải là loại bánh mỏng, đường kính to hơn cái bánh ướt chút xíu, mới nướng, còn dòn rụm. Dùng que hoặc đũa lấy bánh ướt từ đĩa đặt lên trên bánh tráng, rải hành lá xào dầu và tôm xay nhuyễn lên trên. Gấp bánh lại thành hình bán nguyệt, đập cho các mép bánh dính vào nhau. Thế là có bánh đập.


Bí quyết món bánh đập ngon hay không chính là nước chấm, được pha theo công thức bí truyền của người bán. Vì lẽ đó, cũng là bánh đập nhưng ở quán này khách rất đông, nhưng quán kia lại không bằng. Nước chấm cho bánh đập được làm từ nước mắm, mắm nêm, mắm cái… được pha loãng nhưng vẫn sánh, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay…Khi dùng, tùy theo sở thích của thực khách mà trộn thêm vào chén nước mắm ít hành tươi phi dầu hoặc sa tế, hành phi… Ai thích cay thì thêm vài lát ớt, muốn chua hơn thì vắt chút chanh.

Dùng kéo cắt bánh đập thành những miếng nhỏ hình cánh quạt hoặc hình quân cờ (tuỳ theo ăn bằng tay hay dùng đũa). Cầm từng miếng bánh đập chấm vào chén nước mắm, với hành xào, hành phi, sa tế …đưa lên miệng, tiếng vỡ dòn rụm của bánh tráng nướng quyện với bánh ướt dẻo, vị béo của hành mỡ, đậm đà của tôm chấy cùng mặn, ngọt, chua, cay …thật ngon miệng, vừa ăn vừa hít hà. Có dịp ra miền Trung, bạn đừng quên ghé ăn món bánh đập.


8) Bánh mì Bà Lan

Địa chỉ: số 62 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Bánh mì Bà Lan giòn xốp, ruột dày, bên trong là những lát thịt chả, rau các loại tươi ngon, hương vị đậm đà

Bánh mì được một người con trong gia đình đảm nhiệm làm chứ không lấy bánh từ nơi khác, tuyệt đối không dùng bánh cũ đã qua ngày. Bánh mì sau khi ra lò được ủ trong chăn, đưa ngay đến 2 cơ sở bán và mỗi lần chỉ “xuất xưởng” 50 chiếc để bảo đảm độ nóng sốt cao nhất. Bà Lan luôn căn dặn con cháu phải hạn chế nướng lại bánh bởi than hồng có thể làm phai mùi thơm của bột chín, vỏ bánh khô không giữ được độ mềm dai vừa phải của chiếc bánh mới ra lò.


Hai cơ sở của bà Lan luôn nhộn nhịp khách vào ra từ lúc dọn hàng cho đến khi đóng cửa (16 giờ 30 đến 23 giờ). Ổ bánh mì của bà luôn đầy đặn và tươm tất. Từng loại nhân được quệt vào ổ bánh theo “lộ trình” nhất định: đầu tiên là lớp patê dày, tiếp theo là lớp mỏng mayonnaise làm từ trứng, sau đến là thịt nguội, chả quế, chả heo, chả bò, húng quế, ngò, ớt xanh và sau cùng là một đoạn hành lá có chiều dài gần bằng ổ bánh cùng một lượt nhẹ của muối tiêu.

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Du lịch Hà Nội, quán ăn Đà Nẵng hút hồn dân Hà Thành

Ở Hà thành, các bạn muốn được thưởng thức món ăn Đà Nẵng ngon bổ rẻ lại không phải đi xa bạn và người thân bạn bè hãy đến với quán ăn đặc sản Đà Nẵng ở ngõ Hàng Đậu - phố Hàng Đậu - Hoàn Kiếm - Hà Nội để khám phá nhé!
 
Đà Nẵng từ lâu nổi tiếng xa gần với sự xinh đẹp và văn minh không chỉ có con người và cảnh vật, những món ăn của thanh phố này được thực khách vô cùng thích thú. 
 
Vào trong ngõ Hàng Đậu bạn có thể hỏi người dân là quán bà Gái ở đâu sẽ được mách lối 1 cách rất nhiệt tình, ban đầu bạn sẽ hơi ngỡ ngàng bởi quán bé và khuất nếu đúng lúc quán đông thì phải loay hoay mãi mới ổn định được chỗ ngồi. Quán có 5 món để bạn lựa chọn đó là: bánh xèo, bánh căn, chuối nếp nước, bánh bột lọc Huế và chè chuối nướng. Giá cả ở đây vô cùng hợp lý so với các quán ăn ở khu phố cổ.
 
>> Xem thêm : tour du lich danang

Nếu là lần đầu tiên bạn đến quán thì hãy thưởng thức những món mặn như: bánh xèo, bánh căn, bánh bột lọc Huế trước. Bánh căn được biết đến là lại bánh khá lạ từ khuôn bánh cho đến hình dáng hương vị bánh. Bánh căn vàng ươm, thơm giòn ăn kèm với rau sống đu đủ muối cùng với nước mắm chấm chua ngọt rất vừa vị. Có 2 loại nhân đó chính là nhân trứng cút đồng giá 4k/chiếc và nhân thịt bằng 3k/chiếc. bánh được gọi theo đĩa.
 
 
 
Với bánh xèo có thể nhiều người đã thấy quen thuộc và thưởng thức ở nhiều nơi rồi nhưng cứ thử thưởng thức bánh xèo ở đây xem bạn chắc chắn sẽ không hối hận đâu. Bánh xèo được ăn kèm với nước chấm chéo đặc biệt và nếu không quen thì bạn có thể thay thế bằng nước mắm chua ngọt cũng rất ngon. bánh xèo nhỏ và xinh bao gồm nhân tôm, giá, thịt và có thể là thịt bò hoặc thịt lợn giá từ 15.000 - 20.000đ/chiếc. Cắt nhỏ bánh thành miếng cho vừa ăn sau đó dùng bánh tráng cuộn tròn với rau sống giống như phở cuốn của Hà Nội vậy cùng 1 ít nước chấm đặt vào miệng cắn 1 miếng thôi cũng thấy giòn rụm và béo ngậy thơm ngon rồi. Khi bánh chín thì nóng giòn và có màu vô cùng đẹp mắt. 
 
 
 
Bánh bột lọc Huế nhân bao gồm tôm, thịt mỡ được gói trong lá chuối tươi đã được quán luộc trước. Lúc mang lên chỉ hấp qua cho nóng là có thể thưởng thức được. Giá 10.000 đồng/ 3 cái. Mỗi đĩa tầm 6 chiếc là vừa ăn cho nhóm đi 3 người. Bánh bột lọc nhân tôm.
 
 
 
Chè chuối nướng và chuối nếp là 2 món ăn ngọt khá thú vị. Nếu không phải là tín đồ thích ăn đồ ngọt thì lời khuyên chân thành dành cho mấy bạn là chỉ nên gọi trước 1 ít để ăn thử và nếu thấy thèm nữa mới gọi thêm. Giá chè chuối nướng là 12.000đ/bát, còn chuối nếp nường là 7.000đ/chiếc.
 
 
 
Ấn tượng với quán không chỉ có các món ăn ngon mà lại lạ và rẻ. Ngoài ra nhân viên phục vụ vô cùng nhiệt tình và mếm khách. Nếu không biết cách ăn hay có bất cứ 1 thắc mắc gì về món ăn bạn có thể hỏi nhân viên phục vụ họ sẽ rất nhiệt tình

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Hai trong nhiều quán bánh tráng thịt heo ngon đúng điệu ở Đà Nẵng

tinamthucmientrung - Nói đến món bánh tráng thịt heo ngon đúng điệu ở Đà Nẵng phải kể đến quán bánh tráng thịt heo bà Mậu và quán bánh tráng thịt heo bà Hường được người dân Đà Nẵng và khách du lịch  tin tưởng tìm đến ăn.

 
Bánh quán tráng thịt heo bà Mậu


Quán bánh cuốn này có kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề và đã tạo cho mình một thương hiệu riêng về món đặc sản bánh tráng cuốn thịt heo ở Đà Nẵng khi chỉ riêng quán có thứ thịt heo 2 đầu da siêu đặc biệt.
 

Một phần bánh tráng cuốn ở đây gồm 1 đĩa thịt heo, mì, bánh tráng và rau sống ăn kèm. Trong đó nổi bật nhất là thịt hai đầu da được luộc vừa chín tới, khi ăn thấy rõ vị ngọt, thơm của thịt luộc khéo. Đối với món bánh tráng cuốn thịt heo rau là món nguyên liệu không thể thiếu. Đĩa rau ở Mậu quán to đùng với đầy đủ các loại rau sống tươi, sạch.
Mắm nêm ở đây cũng rất đặc sắc, mắm vừa miệng, thơm, không bị tanh mang hương vị của cá biển, vị cay nồng của tỏi, ớt khiến món ăn có hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.
Đến Đà Nẵng nếu bạn muốn thử món ăn này thì có thể đến 3 cơ sở của quán Mậu đó là 2 cơ sở ở đường Đỗ Thúc Thịnh và một cơ sở ở Trưng Vương.

Bánh tráng cuốn thịt heo bà Hường


Có sức hút ngang ngửa với quán bánh tráng thịt heo bà Mậu là quán bánh tráng thịt heo bà Hường. 
Một suất bánh tráng thịt heo ở đây có giá 69 ngàn đồng với các thành phần cơ bản như thịt heo được cắt lát, rau xanh, bánh tráng, bánh phở và nước chấm quan trọng. Thịt heo ở đây không có hai đầu da nhưng lát thịt có cả nạc, cả mỡ ăn vừa bùi vừa béo, rất ngon miệng.
  
Mắm nêm ở quán cũng được pha chế theo một công thức đặc biệt sao cho hợp khẩu vị của thực khách. Mắm nêm ở đây rất thơm vừa ngọt, vừa mặn mà vừa tinh tế với chút vị chua của chanh và vị thanh cay của ớt khiến món ăn trở nên ngon miệng hơn.

Quán bà Hường còn có nhiều món khác như mì Quảng, bún mắm mên, cá nục hấp hành rau muống. 
Đà Nẵng không chỉ hấp dẫn bởi những phong cảnh đẹp, dịch vụ du lịch lý tưởng mà còn được nhắc đến như một thiên đường ẩm thực trong đó nổi tiếng nhất là món bánh tráng cuốn thịt heo. Vì vậy đến Đà Nẵng du lịch bạn nhất định đừng bỏ qua món ăn này, nếu chưa ăn là coi như chưa đến Đà Nẵng.
Nguồn: Tổng hợp
Du lịch Việt Nam

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Thưởng thức bún chả Đà Nẵng, Miền trung

Ẩm thực du lịch miền Trung luôn mang lại nhiều ấn tượng đối với nhiều người và cũng rất nhiều thực khách ưa thích những món ăn và hương vị miền Trung. Nói đến món ăn chúng ta có thể nói đến bún chả cá miền Trung.

Bún chả cá là món ăn quen thuộc tại khu vực Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang... Ở Hà Nội, món này có mặt khá lâu nhưng số hàng bán không nhiều, nên ít được biết đến hơn so với phở, bún bò Huế... Tuy nhiên, không vì vậy mà bún chả cá mất đi nét hấp dẫn, quyến rũ. Hơn nữa, bún chả cá được gọi là ngon là khi ăn không có mùi tanh của cá, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước dùng... Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng. 

Về cơ bản, món này vẫn giữ nguyên cách chế biến đơn giản thường thấy. Một bát đầy đủ gồm chả cá chiên dạng viên và miếng, chả quế... Để giữ được hương vị gốc, các hàng thường đặt chả (thường là chả cá thu) từ khu vực miền Trung. Hương vị sẽ nhạt đi đôi chút vì trải qua quá trình vận chuyển nhưng vẫn giữ được độ ngon vốn có.


Sau khi lấy về, các chủ hàng sẽ tẩm ướp để vị đậm đà. Nhờ vậy, lúc thưởng thức, thực khách không phải dùng thêm các loại nước mắm chua ngọt có pha đường, ớt tươi xay nhuyễn như miền Trung. Ngoài ra, măng khô nhấn nhá khiến bát bún có nét biến tấu lạ miệng.

>> Tham khảo : tua du lịch miền trung giá rẻ

Nước dùng ninh từ xương cá và lợn, thêm chút gừng, hành nướng, ớt để tạo vị ngọt, đồng thời cũng là điểm khiến bún thêm ngon hơn. Thời gian ninh không quá ngắn cũng không quá lâu để nước giữ được độ trong và hương vị đặc trưng.

Món này khi dọn mời thực khách bao giờ cũng kèm một đĩa rau sống (hoa chuối, giá, húng quế...). Sợi bún mềm, nước dùng thơm, chả cá ngọt và chút rau sống tươi mát khiến món ăn thêm phần hài hòa. Nhiều thực khách thích nhâm nhi miếng chả nhưng số khác lại uống phần nước còn nóng hổi, thấm đẫm tương ớt, hành tím ngâm chua và tiêu sọ trước để cảm nhận vị biển nồng nàn.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Danh sách 5 quán ăn hấp dẫn và siêu rẻ ở Đà Nẵng

Nếu bạn còn phân vân chưa biết đến Đà Nẵng sẽ ăn uống ở đâu, khi hẹn hò hay tụ tập bạn bè, thì danh sách 5 địa điểm ăn uống ẩm thực Đà Nẵng ngon tuyệt đỉnh dưới đây có thể giúp bạn.
1) Canh bún cua đồng- Vườn Chuối SG 236 Hải Phòng
Bún sợi to ăn hay hay,để ngon và đậm đà hơn khi ăn thì mình phải tự nêm thêm mắm tôm và nước me. Một tô 20.000đ.
2) Bánh tráng dì Bi-325/21 Hùng Vương
Vào trong kiệt hơi nhỏ một tẹo và chỗ ngồi hơi ít,buổi chiều đến không nên ngồi ngoài vù xe cộ vào kiệt rất đông.
Các món bánh tráng ở đây khá ngon và đặt biệt là ở nước sốt me,chua chua ngọt ngọt rất thích.Giá chỉ từ 10.000-15.000đ
Mức giá trung bình: 50.000đ/2 người
3) Bún mắm thịt heo quay Bà Đông 141 Huỳnh Thúc Kháng.
Thịt heo quay da giòn rụm, thịt miếng nào cũng dày nhưng hơi mỡ. Mắm thơm, ngọt, có cả mít và hành phi làm tô bún mắm thêm đậm đà. Giá 20.000đ/tô
4) Súp cua 54 Đống Đa
Súp cua ở đây thơm ngon cực. Súp ko quá đặc, nêm nếm rất đậm đà. Bán buổi chiều đến tối. Tô nhỏ 15.000đ, tô lớn 25.000đ
5) Quán Lạ-15 Tố Hữu

Ở đây buổi chiều bán nhiều món lắm, nào là bánh canh, hủ tiếu, mì xíu, bò, gà đủ cả mà giá thì rất rẻ nhé. Giá 1 tô như trong hình chỉ 10.000đ thôi
Mức giá trung bình 25.000đ/2 người

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Bánh canh cá nướng Đà Nẵng



Món bánh canh siêu rẻ với giá 7000 VNĐ/tô còn có tên gọi là ‘cháo chờ‘ bởi thực khách cần đợi để tự tay mang tô bánh canh từ quầy về góc bàn ưa thích để nhấm nháp. Địa điểm: Bạn cần đi đường Trần Hưng Đạo, hướng về cầu Thuận Phước. Quán ở gần…

Món bánh canh siêu rẻ với giá 7000 VNĐ/tô còn có tên gọi là ‘cháo chờ‘ bởi thực khách cần đợi để tự tay mang tô bánh canh từ quầy về góc bàn ưa thích để nhấm nháp.

Địa điểm: Bạn cần đi đường Trần Hưng Đạo, hướng về cầu Thuận Phước. Quán ở gần ngã ba Trần Hưng Đạo 

– Vân Đồn.

Điểm cộng: Bánh canh ở đây khá nổi tiếng và đã được bán từ khá lâu. Nhiều bạn học trò, các nhóm bạn trong chuyến đi chơi đó đây quanh thành phố, người dân trong khu vực… thường chọn quán làm địa điểm nạp năng lượng yêu thích.

Điểm trừ: Do sự dân dã trong bài trí, giá cả bình dân của quán nên nhiều thực khách vứt giấy lau miệng xuống nền đất rất nhiều và do ở cạnh sông, nhiều bụi cây ở trước nhà được giữ làm hàng rào nên quán thỉnh thoảng có nhiều muỗi ở những bàn nằm ở góc vườn.


Nhiều tờ báo, blog, website du lịch đã nhắc đến quán bánh canh (cháo chờ) này do một vài chi tiết thú vị:

– Bánh canh ở đây khá rẻ, chỉ 7000 VNĐ/tô. Chất lượng của tô bánh canh không quá hảo hạng nhưng cũng ở mức khá ngon với sợi bánh canh được làm bằng bột gạo trắng trẻo, nhai có cảm giác sần sật. Nhân có chả cá và cá nục nướng, hành phi. Bạn có thể gọi riêng một tô cá nục để ăn kèm hoặc nhâm nhi cũng chỉ 7000 VNĐ.

– Quán thường khá đông khách nên khi tới ăn, bạn cần đến đến quầy để gọi, chờ để mang bánh canh về chỗ ngồi nên quán còn có tên gọi là “cháo chờ, cháo chực”. Tên gọi này thường được các bạn học trò, sinh viên nhắc đến khi rủ nhau đến quán và cũng bởi tên gọi dân dã này mà quán bánh canh này bỗng trở nên thuộc nằm lòng với rất nhiều bạn trẻ Đà Nẵng.

– Nằm ở vị trí giữa hai cây cầu Thuận Phước và cầu sông Hàn, nên từ quán, bạn có thể ngắm hai cây cầu này lên đèn khá đẹp vào lúc chạng vạng.
Nguồn : danangz

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Những món ăn làm cho người Quảng - Đà tự hào

“tung hoành ngang dọc” mọi miền đất nước hoặc được thế giới công nhận
giá trị, các món ăn này đều khiến người dân hai tỉnh miền Trung tự hào khi
nhắc đến.
1) Bánh tráng thịt heo
Dù không là phải là quê hương của món ăn này, nhưng ở cả 2 thành phố lớn nhất
là Hà Nội và Sài Gòn, những tiệm bánh tráng thịt heo giờ đếm không xuể.
Bánh tráng đặt tấm phở mỏng lên trên, cho thêm rau sống đồ ghém, thịt heo ba
chỉ hoặc thịt chân giò vào, cuốn lại chấm cùng loại nước mắm nêm cay cay, đậm
đà dậy mùi đặc trưng. Món ăn dân dã, đơn giản mà lôi cuốn không biết bao
thực khách, nên chẳng nhà hàng nào treo biển ẩm thực Đà Nẵng mà thiếu món
bánh tráng thịt heo.
2) Cao lầu
Sợi mì Quảng được làm từ gạo tráng bánh dẻo thơm, xay mịn mà không thêm
 bất cứ nguyên liệu gì vào. Nước mì Quảng không đầy tràn như các món bún phở
 khác mà chỉ xâm xấp nhưng thơm cay, đậm đà nhờ bí quyết pha chế và gia giảm
đặc biệt. Ăn mì Quảng nhất định phải có các loại rau sống như cải con, búp chuối
thái mỏng... ngoài ra không thể thiếu dĩa ớt xanh, đậu phụng quê rang, bánh đa,
miếng chanh và chén nước mắm nguyên chất. Có lẽ những quán vỉa hè ở Hội An
là nơi bạn sẽ tìm thấy những tô mì Quảng đúng chất nhất.
Có người nói tên cao lầu xuất phát từ việc khi xưa, những người giàu thích đến
các tiệm ăn, ngồi trên lầu ngắm phố phường và gọi món cao lương mĩ vị này,
lâu dần quen gọi rút gọn là "cao lầu". Cũng có người cho rằng nguồn gốc món ăn
liên quan đến người Hoa, nhưng thực tế, dân Hoa kiều ở đây lại không công nhận
nó. Khó để xác định, chỉ biết cao lầu xuất hiện ở Hội An từ rất lâu và là món ăn
không thể không thưởng thức khi đến thăm thành phố nhỏ bé yên bình này.

Tinh túy của món cao lầu là sợi mì được chế biến rất công phu, làm từ gạo thơm
ngâm nước tro xay thành bột, sau đó xắt thành từng sợi đem hấp nhiều lần rồi
phơi khô. Cao lầu ăn kèm tép mỡ làm bằng da heo chiên giòn, thịt xíu, cùng giá
trụng và rau sống.
Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát,
ngọt của rau sống và tép mỡ vỡ tan trong miệng mới đạt yêu cầu...
Nhờ những điểm độc đáo trên, cao lầu cũng trở thành món ăn tiêu biểu của ẩm
thực phố cổ Hội An và được công nhận là một trong 10 món ăn đạt giá trị ẩm thực
châu Á. Ẩm thực Bình thuận
3) Mì Quảng
Mì Quảng tôm thịt là món cổ điển, giờ đã được chế biến thêm phần phong phú với
các loại mì gà, mì cá, mì sứa, mì bò...Mì Quảng là món ăn dân dã với người dân 4
Hội An, còn với thế giới, mì Quảng được được công nhận là 1 trong 12 món ăn
Việt Nam được có giá trị ẩm thực châu Á.
4) Thịt bò khô
Bánh tráng thịt heo thường được bán theo suất với giá dao động 60.000 – 100.000
đồng tùy nơi và thường được chọn làm món khai vị hoàn hảo cho một bữa tiệc
linh đình.
Bò khô là món ngon quen thuộc của người Việt và mỗi một vùng miền, vị bò khô
được chế biến rất khác biệt. Tuy nhiên, món bò khô trứ danh nhất có lẽ thuộc
về Đà Nẵng. Bởi vậy đến đây, hiếm khách du lịch nào trong vali lại thiếu đi cân
thịt bò khô mua về làm quà cho người thân.
Bò khô Đà Nẵng khá cay và ngọt, thường có vị cam thảo đặc trưng, ăn với chanh
tạo nên hương thơm đậm đà khó cưỡng. Người Đà Nẵng thường dùng bò khô
để nhắm rượu. Ngoài ra món ăn còn được sử dụng như một nguyên liệu chính,
kết hợp với đu đủ xanh bào sợi, lạc rang để làm món nộm bò khô.
Bò khô Đà Nẵng loại ngon thường được bán với mức giá trên 500.000 đồng/kg.
Nguồn : zing.vn


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Ẩm thực Nhật Bản: Những món ăn ở Nhật ít ai biết

Nhật Bản là một đất nước có nền ẩm thực vô cùng phong phú và hấp dẫn với rất nhiều những món ăn nổi tiếng khắp thế giới như sushi, mì ramen, bạch tuộc viên. Bên cạnh đó, đất nước này còn rất nhiều những món ăn đặc sắc khác từ những vùng miền riêng. Dưới đây là danh sách 8 món ăn cực kỳ hấp dẫn ít ai biết đến của ẩm thực Nhật Bản.

1) Onigiri

Món cơm nắm Onigiri được làm từ cơm trắng ép thành nắm vừa miệng, sau đó bọc tảo tía bên ngoài. Món ăn này rất dễ ăn và tiện lợi cho những bữa ăn nhẹ hoặc những chuyến dã ngoại cùng bạn bè và gia đình.

2) Matsu no mi shira ae, kaki utsuwa

Matsu no mi shira ae, kaki utsuwa là món ăn được chế biến từ trái hồng đã được lấy ruột và sau đó nhồi vào trong phần nhân thơm ngon. Thông thường phần nhân gồm các nguyên liệu như ruột hồng cắt hạt lựu kết hợp với các loại trái cây mùa thu khác như nho, lê, táo giòn và thêm một loại nước sốt Shira ae từ hạt thông và đậu phụ.

3) Kobu maki


Đây là món ăn đặc biệt của ẩm thực Nhật Bản được dùng trong những ngày lễ, tết truyền thống ở Tohoku, gọi chung là osechi. Cá hồi được cuốn gọn gàng trong những lá rong biển thơm ngon rồi buộc bên ngoài bằng dây bầu. Người ta thường xếp món ăn trong hộp jubako nhiều tầng và thưởng thức món ăn với rượu sake như một món phụ trong bữa tối.

4) Hittsumi-Jiru

Hittsumi-Jiru là món ăn rất phổ biến của ẩm thực Tohoku với các nguyên liệu mì, thịt lợn, các loại rau củ và nước dùng sánh đặc thơm ngon. Trong ngôn ngữ địa phương Iwate, từ hittsumi có nghĩa là “véo” dùng để mô tả cách độc đáo mà món mì này được thực hiện.

5) Kaki no dote nabe

Lẩu hàu Kaki no dote nabe sau khi đun sôi sẽ được thêm loại nước tương miso cùng với các loại gia vị và rau củ. Trong khi đun nhỏ lửa nồi lẩu, bạn có thể nhúng những con hàu tươi ngon trong nồi nước cho đến khi chín tái và thưởng thức.

6) Shiso maki

Món ăn này là sự kết hợp hoàn hảo của hạt óc chó, lá tía tô và tương miso. Phần nhân của Shiso maki sẽ được cuộn trong lá tía tô, xiên que rồi chiên qua cùng dầu mè. Món ăn này khá đơn giản, có thể thưởng thức với bia lạnh hoặc trà nóng.

7) Michinoku kokeshi bento


Michinoku kokeshi bento là món cơm rau thập cẩm chiên đậu hũ. Món ăn được trang trí đẹp mắt trong hộp cơm hình búp bê Kokeshi đáng yêu, một trong những món quà lưu niệm phổ biến nhất ở Tohoku.

8) Harako meshi


Cá hồi luôn là nguyên liệu quan trọng trong ẩm thực Nhật Bản, đặc biệt là vùng Tohoku nổi tiếng nhất với món harako meshi (cơm cá hồi với trứng cá). Đây là món ăn đặc trưng trong những buổi họp gia đình, và mỗi gia đình lại có một cách chế biến riêng phù hợp với khẩu vị của các thành viên.

>>Ngoài ra các bạn tham khảo tour du lịch Đà Nẵng như Tour lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2017, tour đi du lịch Đà Nẵng giá rẻkhách sạn Đà Nẵng

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Ẩm thực Bình Thuận: Đặc sản gỏi cá

Đến Bình Thuận, bạn nhớ ghé vào Tuy Phong, trước viếng chùa Cổ Thạch uy nghiêm, sau tắm bãi đá con thú vị, thì bạn dừng chân ở Đồi Dương thưởng thức món gỏi cá suốt ngon đê mê đầu lưỡi.

Gỏi cá miền biển nào chẳng có! Nhưng gỏi cá suốt Tuy Phong là món khá đặc biệt, cần được thưởng thức ngay tại chỗ một món ăn dân dã của vùng biển. Để có món gỏi cá ngon thì trước hết cá phải tươi, những mẻ cá suốt tươi trong thường được lái thuyền cập bến những phiên chợ sớm. Người sành ăn rất khoái những mẻ cá còn nhảy lăn tăn và chịu khó ngồi lựa những con cá nhỏ vừa, chừng hai ngón tay là chuẩn nhất.

Cá mua về rửa sơ, kế đến được lọc bỏ xương một cách khéo léo rồi đem ngâm trong nước khoáng, hoặc nước dừa tươi. Người dân bản địa cho rằng chỉ cần dùng nước khoáng Vĩnh Hảo là đúng bài nhất. Cá ngâm vào chừng ít phút vớt ra để ráo. Chanh vắt lấy nước ướp tái sơ miếng cá trắng trẻo. Nếu khách là người yếu bụng, người làm sẽ rưới thêm một muỗng nhỏ nước cốt gừng để dậy mùi thơm. Cá được sơ chế rất sạch sẽ, vệ sinh và đã chín lớp bên ngoài nên khi ăn sẽ cảm nhận được thớ cá ngọt bên trong.



Quan trọng hơn nữa là khâu nước trộn gỏi đậm đà. Công thức cũng đơn giản với những loại gia vị quen thuộc. Chén nước trộn sau khi pha xong sánh màu đỏ sẫm của ớt, vị chua đặc trưng của me, tỏi, muối, đường, đậu phộng được rưới lên cá, thêm hành tây lát mỏng, rau húng lủi nữa là có thể cho lên đĩa.

Gỏi cá suốt thường ăn kèm với nhiều loại rau khác. Muốn cầu kỳ hơn, ngon hơn, có thể dùng kèm với bắp chuối bào mỏng trộn chung với nhau. Hoặc xoài xanh băm sợi, trộn chung với cá đã ướp gia vị, thêm vài lát ớt hiểm xanh, cảm giác cay cay càng làm quyến rũ thêm cho món ăn.

Miếng gỏi cá suốt béo, vị mặn ngọt chan hòa, có thể thêm miếng bánh đa mè nướng, cho ít gỏi cá lên trên. Hoặc có thể dùng bánh tráng cuốn cá với húng quế, khế chua, chuối chát, lá cải và bắt đầu thưởng thức món ngon trên bãi biển gió mát rượi.

Món lịch khô, có thể bạn chưa biết

Vào bờ, lịch khô được ngư dân bó thành từng bó, mỗi bó vài chục con. Họ bán một ít để lấy tiền tiêu vặt. Số còn lại, họ tặng cho người thân, bạn bè. Ai… vô phước vì không có bạn làm biển, muốn lịch củ phải mua mới có. Mình thì “phước” tràn trề. Có một “chùm” bạn ngư gia, tủ bếp nhà mình lúc nào cũng thơm mùi lịch củ.Theo lời “kêu gọi” của mình, chiều nay bốn đứa tới nhà bày lịch củ ra nướng. Một thằng bạn… đương kim ngư dân giành phần hỏa đầu quân. Nó nướng nghệ thuật lắm: nhẩm đếm từ một tới năm là trở vỉ. Cứ thể nó trở đều vỉ lịch trên bếp than hồng. Có lúc nó thêm bớt chút xíu thời kì để con lịch đạt tỷ lệ “một sém hai vàng”. Nó nói vàng là chín, chín thì lịch mới ngọt hết mình. 



Còn sém là cháy sém đôi chút (như cơm cháy) để tạo mùi thơm. Nướng như mấy ông bữa trước, con thì cháy đen như than, con thì sống sít. Nướng vậy lịch nó… tịch hết, lấy đâu mà ăn.

Mình khen nó tài. Nó nhăn răng cười nói thôi thôi, tài chi cho khổ. Rồi nó vờ tự ái, giọng hờn mát nói như tao đây, đã gian khổ ngoài biển kiếm cá, giờ trong bờ còn lui cui nướng cho mấy thằng thư sinh dài lưng tốn vải ăn.

Lịch củ thịt mềm, đạm nhiều, có thằng bạn “cuồng lịch” cứ nhất thiết lịch là “con sâm nước”. Gặp miếng dày, chỗ ức và bụng lịch thì cắn đến ngập răng luôn, càng nhai càng ngọt càng thơm. Đặc biệt là vị ngọt. Cơ hồ như đó là cái ngọt được tinh lọc từ sóng gió mưa nắng xa khơi. Xô ly bia vào nhau, nghe chiều thứ bảy tràn đầy hương lịch củ.

Các bạn có dịp đi du lịch miền trung thì đừng quên món lịch khô này

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Du lịch Đà Nẵng: Những quán bánh canh ngon

1) Bánh canh ruộng – 20 Hà Thị Thân
Nước bánh canh ngọt, ngon vì nấu có ninh thêm xương cá. Tô thập cẩm như trong hình thì đầy ụ có mức giá khoảng 40k nghe có vẻ mắc, nhưng mà ăn xong thì không thấy tiếc chút nào. Xương mềm rụp, cá ướp rất thấm, nem chả đều ngon, nước rất vừa miệng, khi ăn phải húp hết nước mới đã ghiền.
2) Bánh canh Sâm – 18 Hải Hồ
Bánh canh ở đây rất ngon. Thịt cá lóc và chả cua nhiều, nước ngọt và đậm đà. Có thể nhìn thấy quá trình làm bột luôn đó.
3) Bánh canh Bà Sen – 143 Nguyễn Chí Thanh
Bánh canh ngon và hấp dẫn. Ngoài ra còn có các loại bánh bèo, nậm, lọc.
4) Xứ Huế Quán – 230 Núi Thành
Lạnh lạnh chạy vô đây ăn bánh canh cho ấm người. Không gian quán bình thường. Ở đây chỉ bán duy nhất bánh canh cá lóc. Tô lớn 20k, tô nhỏ 15k. Khách vào là bưng ra 1 dĩa trứng cút, đúng kiểu huế. Ngoài ra còn có nem chả. Vì bánh canh làm nóng, khách gọi mới bắt đầu làm nên đợi khoảng 4 5 phút mới có bánh. Nước dùng ngọt thanh, cá ngon, thấm vị.
5) Bánh Canh Khoa – 53 Lê Hữu Trác
Quán bán từ 11h trưa đến 11h khuya. Bánh canh nước ngọt đậm đà, tô thập cẩm to vật vã có thịt má hàm mềm thơm, chả bò sắt cọng nhỏ với nửa quả trứng gà, có giá 15k. Quán còn bán óc heo, quẩy. Thích nhất ở đây là còn có chén nước mắm cắt ớt xanh đúng ý, hành chua, ớt bột, tương ớt đầy đủ. Ăn xong vẫn còn hít hà.
6) Quán Lụa – 444 Điện Biên Phủ
Bột bánh ở đây được làm ngay tại quầy, 2 cô chủ quán luôn tay nhào bột, xắt bột liên tục. Khi có khách gọi thì cô mới cho bánh vào luộc. Nên bánh canh ở đây luôn tươi. Nước dùng ở đây khá đậm đà, 1 tô luôn có 3, 4 miếng cá lóc bự, tầm 1/3 bàn tay. Ăn ở đây thích 1 điểm là luôn có lọ sa tế tóp mỡ cho khách tùy ý thêm cho vừa khẩu vị.
7) Bánh Canh Đường Ray – K77A/09 Lê Độ


Đến quán thấy toàn các bạn học sinh cấp hai cấp.ba không hà. Quán nhỏ nhưng đông đúc. Bánh canh 8 -20k tùy người ăn. Bánh canh ở đây rẻ, nước dùng cũng đậm đà nhưng sợi bánh canh thì quá chín do nấu theo kiểu Cháo Bánh Canh chứ không phải kiểu bánh canh Đà Nẵng.
8) Bánh Canh Cua Bích Như – 112 Kỳ Đồng
Quán ngon, sạch sẽ, không gian thoải mái. Nước dùng thì ngọt thanh thanh không quá ngọt lịm hay có vị đường. Bánh canh có nhiều loại như tôm, cua thì tươi, và bánh quẩy quán nóng và giòn chiên liền tại chỗ. Giá cả thì hơi cao 1 tí nhưng ăn thì thấy xứng đáng đồng tiền.
9) Bánh canh Bà Đợi – 163 Phan Thanh
Sợi bánh canh làm bằng bột gạo, tự chế biến theo kiểu sợi bánh canh cá lóc nhưng dai và ngon hơn. Nước xương là nước hầm thịt, ngọt thanh và thoang thoảng vị ruốc, đậm đà hương vị Huế. Tô bình thường giá tầm 25k có chả viên được quán tự làm nên giòn thơm hơn chả các quán khác rất nhiều cộng thêm ba con tôm to, được lột sẵn.

Vị bánh canh này mới ăn thì thấy thoáng lạ miệng. Xong, lại có cái gì đó rất thu hút khiến mình phải ghé “n” lần nữa để thưởng thức cái vị không bất cứ nơi đâu có. Rất đáng để thưởng thức!
10) Bánh Canh Cá lóc, Chả Cua – Bé Huế – 97 Ông Ích Khiêm
Bánh canh của quán này ngon, sợi bánh canh mềm và dai vừa phải. Cá thịt dai và thơm chứ không bị bở hay tanh xíu nào cả. Bánh canh ở đây nước khá ngọt và thơm. Quán sạch sẽ, khá thoáng. Quán bán khá đông đúc và nhộn nhịp.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Những món take away

Hồ Chí Minh là vùng đất với văn hóa ẩm thực đa dạng và không bao giờ làm người khác phải thất vọng. Bên cạnh những món ăn quen thuộc và gắn liền với vùng đất này thì Sài Gòn còn là nơi ra đời của hàng loạt những món ăn mới. Có món thì trụ lại lâu dài và đường hoàng bước vào danh sách những món ăn không bao giờ lỗi mốt, nhưng cũng có những món chỉ như một trào lưu bùng nổ trong một thời gian rồi vụt tắt lúc nào không ai hay. Bên cạnh những món ăn cầu kì trong các nhà hàng sang trọng thì đừng quên những món ăn vặt cầm tay ở Sài Gòn cũng ngon và đặc biệt không kém. Nếu là một tín đồ ẩm thực mà chưa biết đến 4 món ăn take-away dưới đây thì quả là một sai sót lớn đó nha!
Bắp nướng sốt
Khoan trề môi bảo rằng “bắp nướng thì có gì mà mới” nhé vì đây không phải kiểu bắp nướng kiểu Việt Nam của những xe hàng rong mà bạn vẫn thường thấy ngoài đường mà là bắp nướng Đài Loan – hoàn toàn mới lạ nhé. Thay vì chỉ nướng không như thông thường thì bắp nướng kiểu Đài Loan lại được chế biến kèm theo nhiều loại nước sốt thơm ngon như sốt cà ri, sốt ớt cay, sốt wasabi, sốt tiêu đen hoặc nếu thích thì có thể ăn sốt tổng hợp luôn.
Không chỉ hấp dẫn ở vẻ ngoài mà bắp nướng sốt còn có mùi thơm rất khó cưỡng. Cắn một miếng vào là sẽ cảm nhận ngay được vị cay cay, mặn mặn của nước sốt, sau đó là vị ngọt của những miếng bắp. Chưa kể đến bắp vừa nướng xong nóng hổi vừa ăn vừa thổi cứ gọi là xuýt xoa không sao dừng lại được. Giá một phần như vậy chỉ từ 15-35.000 đồng. Nhưng đảm bảo bạn sẽ không chỉ dừng lại ở con số 1 khi thưởng thức món ăn này đâu! Quán Uncle Bing ở số 422 Nguyễn Tri Phương, quận 10 là nơi bán món này được nhiều người biết đến nhất. Tuy không gần trung tâm lắm nhưng vẫn rất đáng để thử một lần đó nha!
Bingsu take-away
Nhắc tới bingsu (đá bào phủ kem) chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ ngay đến những phần kem to oành và cao chất ngất phải cần 2-4 người mới xử lý hết, đã vậy giá tiền lại không hề rẻ chút nào. Tuy nhiên thời gian gần đây nắm bắt được tâm lý muốn thưởng thức bingsu như một món ăn vặt nhẹ nhàng với giá cả vừa phải nên nhiều nơi đã bắt đầu cho ra đời những phần bingsu take-away.
Vẫn là những phần kem đá bào mát lạnh với mùi vị đa dạng như xoài, dứa, dưa gang… nhưng thay vì phải ăn trong những tô khổng lồ thì giờ đây bingsu sẽ được cho vào những li nhựa/ li giấy xinh xắn. Tha hồ để bạn có thể vừa đi bộ vừa ăn hoặc cầm lên chụp hình tự sướng thay vì phải vận hết toàn bộ công lực để bê tô bingsu như trước. Thêm một điểm lợi nữa ở hình thức bingsu take-away đó là giờ đây một nhóm bạn nhiều người có thể chọn nhiều mùi vị khác nhau tùy vào sở thích mỗi người chứ không phải đau đầu chọn xem cả nhóm cùng ăn cái nào thì ổn nữa. Bạn có thể thử phiên bản mới này tại một số quán như Hurom, Lab Bing, Mns Ice Snow, Flakes Express.
Sandwich kẹp kem
Sandwich mà lại đi kẹp với kem ư? Nghe thì lạ lùng và kì cục nhưng bảo đảm thử một lần là ghiền ngay cho xem. Món ăn này có thể còn xa lạ với giới trẻ Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở Singapore và một số nước châu Á khác. Sandwich kẹp kem mới chỉ xuất hiện ở Sài Gòn được trên dưới một tháng nay nhưng đã nhanh chóng trở thành cơn sốt trong giới trẻ. Mỗi tối cứ bước ra phố đi bộ Nguyễn Huệ thì sẽ thấy có rất nhiều bạn trẻ cầm trên tay những phần kem xinh xắn, hấp dẫn.
Một phần 20.000 đồng sẽ bao gồm một phần kem mát lạnh với hương vị tự chọn cùng rất nhiều topping rắc ở trên và kẹp vào giữa một miếng bánh sandwich thơm ngon. Tất cả được để vào trong một chiếc hộp be bé xinh xinh cực đáng yêu tha hồ cho bạn chụp hình. Nơi bán sandwich kẹp kem đầu tiên ở Sài Gòn chính là Xe Kem Bé Ba tọa lạc tại số 7 Huỳnh Thúc Kháng ngay gần phố đi bộ. Vừa rẻ vừa xinh lại ngon khỏi bàn – ghi ngay vào list để cuối tuần này thử ngay nhé!
Bánh cuộn trứng gelato
Nếu như những phần bánh trứng HongKong mềm mịn được biết đến là một món ăn đường phố quen thuộc thì những viên kem gelato mát lạnh, thơm ngon lại gắn liền với những cửa hàng “xịn xò” hơn. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai món ăn tưởng chừng như không liên quan gì ở trên lại kết hợp với nhau nhỉ? Bánh cuộn trứng gelato – tưởng không ngon nhưng hóa ra lại ngon không tưởng đó nha!
Ban đầu mọi người còn khá e dè nhưng đến khi ăn thử thì mới phải “tâm phục khẩu phục”. Những viên kem trái cây xinh xắn được “bao bọc” bởi một vỉ bánh trứng nóng hổi, giòn rụm, ăn kèm là một loạt những loại topping ngon mê mệt như socola, kẹo gòn, bánh oreo. Cả hai món này ăn riêng thì có thể dễ gây ngán vì quá ngọt nhưng khi ăn chung với nhau thì lại khiến bạn sẽ có cảm giác muốn ăn nữa, ăn mãi không thôi. Nói chung là một sự kết hợp không chê vào đâu được. Cửa hàng Little Something nằm tại số 122 Hồ Tùng Mậu, quận 1 là nơi khai sinh ra món ăn này và được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.