Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Du lịch Miền Tây: Về miền Tây ăn bánh chuối nếp nương

Miền Tây - Những buổi chiều tà, dọc theo con đường làng tỏa quanh thôn xóm ở miền sông nước Tây Nam bộ, thỉnh thoảng người ta gặp các bà, các chị đứng tuổi ngồi bên bếp than hồng nướng chuối nếp.
Với đám trẻ con trong xóm, chúng chỉ cần xin người lớn vài ba ngàn đồng là có thể mua được mấy trái chuối nếp nướng thơm ngon, béo ngậy.

Để làm món ăn dân dã này, nguyên liệu chính cũng từ cây nhà lá vườn cả. Chuối xiêm sau vườn chín bói đốn về ủ vài bữa, chuối muồi vàng ươm. Lột vỏ, để chuối nguyên trái. Ướp thêm ít đường, muối cho vị ngọt đậm đà hơn. Nếp ngon vo nấu thành cơm.
Khi cơm nếp nguội, dùng tay vo áo bên ngoài trái chuối đã chuẩn bị. Cuộn thêm bên ngoài mấy miếng lá chuối xanh. Xong, để chuối lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Dùng gắp trở luôn tay cho đều bên. Khi lá chuối cháy sém, cơm nếp vàng ươm với sức nóng của than là bánh chín.

Trong khi nướng bánh, người ta đã chuẩn bị mấy trái dừa khô nạo vắt lấy nước cốt và thắng lên cho sền sệt, có người cho thêm ít bột báng (hột tròn nhỏ như mắt cá). Chan nước cốt ấy vào những trái chuối nướng, rắc thêm ít muối mè hoặc muối đậu phộng đâm nhuyễn là ngon lành.
Vị ngọt của chuối quyện với độ dẻo của nếp và chất béo của nước cốt dừa, đậu phộng rang tạo thành món ăn vừa ngon miệng, vừa no bụng cho những người nông dân quanh năm quần quật bên cánh đồng thửa ruộng.

Trái chuối chín thơm ngọt, nhiều chất bổ lại lành tính nên người lớn, trẻ em đều ưa, đều thích. Chuối sống có thể nấu ăn thay cơm đỡ lòng khi giáp hạt, lá chuối, cây chuối đều được tận dụng tối đa để phục vụ cho đời sống con người miền Tây vốn nổi tiếng với phong cách phóng khoáng, trí tuệ và sáng tạo.

>> Xem thêm tour du lịch Đà Nẵng : https://www.thienbachduong.com/

Theo: 24h.com.vn

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Những quán ăn ngon nhất Đà Nẵng

1) Quán phở Lân Béo


Địa chỉ: số 8 Lý Tự Trọng, Đà Nẵng

Người ta thích phở ở đây bởi cái nước dùng thơm ngon và ngọt ngào kết hợp tinh túy của bao nhiêu nguyên liệu. Mùi phở đặc trưng đến nỗi bất cứ ai được thưởng thức một lần sẽ chẳng thể quên. Những sợi bánh phở nhỏ nhỏ, mềm mềm, trắng tinh như được ngắm đều bời nước dùng. Sự thành công của người nấu chính là đã làm cho tất cả những nguyên liệu từ nước, bánh phở đến thịt, rau thơm đều hòa quyện với nhau làm một. nếm thử một thứ người ta có thể hình dung được mọi thứ tươi ngon đến nhường nào.


Dù là mùa hè hay mùa đông, trong cái se lạnh của gió mùa hay cái nắng ấm áp của mùa xuân thì người ta đều có thể ăn phở. Tuy món Phở ai cũng có thể nấu, nhưng để nấu ngon lại là một việc khó khan. Phở muốn ngon, quan trọng nhất là nấu nước dùng. Thứ nước được ninh từ xương bò, xương cục, xương ống. Thịt dùng ăn kèm với món Phở có đủ loại: thịt bò, thịt gà, gần đây còn có một số nơi kèm thịt ngan nữa. Bánh phở phải mỏng, mềm nhưng không bị nát. Gia vị nêm them phải vừa đủ, đậm đà. Cuối cùng là cho thêm chút hành lá, ngò rí, tiêu ớt tùy khẩu vị.


2) Bún riêu cua quán Bà Toải


Địa chỉ: 104 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Bún riêu cua ở Đà Nẵng là sự hòa trộn tinh tế giữa món riêu cua ở miền Bắc và hương vị của miền biển Đà Nẵng. Thành phần chủ yếu trong tô bún riêu cua ở Đà Nẵng là 4 lát gạch cua thơm lựng, béo béo. Thêm vào đó là những nguyên phụ liệu không thể thiếu như giá chần, đậu phụ rán vàng, có khi còn thêm cả miếng giò thái mỏng nếu khách yêu cầu.


3) Quán bún bò Cô Thủy


Địa chỉ: K218 Đống Đa, Đà Nẵng
Món bún bò ở Đà Nẵngđược ưa chuộng hơn cả. Có nhiều loại như bún bò tái, bún bò nạm, bún gân, bún đuôi bò, bún giò … vô cùng đa dạng. Nồi nước lèo để làm nên 1 tô bún bò ở Đà Nẵng được ninh từ xương bò cho thật nhừ, đến khi ra hết phần nước cốt xương thì bỏ thịt, xương vào nấu cho thật thơm và ngọt. Miếng bò không quá mềm nhưng cũng không cứng, đảo bảo đủ độ dai và dẻo thơm, ăn cùng với bún là nước lèo, rau sống, hành chua là bài bản nhất.


4) Cháo vịt bà Lang


Địa chỉ: 80/6 Phan Thanh, Đà Nẵng
Cháo Vịt là một món ăn dễ ăn, hương vị thịt vịt, nước mắm gừng đã cuốn hút biết bao người thưởng thức món này. Ở Đà Nẵng, có nhiều quán cháo Vịt rất ngon, khi nào đến đây cũng đông nghịt người. Đặc biệt cháo vịt thường được chọn  là món ăn sáng.

Quán với thực đơn có 7 món ăn được chế biến từ thịt vịt như: xào lăn, chả cầy, luộc, nướng, chân vịt hầm, tiết canh vịt và cháo vịt. Món nào cũng ngon nhưng hấp dẫn nhất vẫn là cháo vịt. Bát cháo Vịt đặc sánh được nấu bằng gạo nếp pha lẫn với đậu xanh và gạo tẻ. “Nhân” của bát cháo là gan, mề, tiết, lòng, thịt vịt được xào lăn, tỏa mùi thơm ngào ngạt.

Cháo nấu nhừ, ngọt thơm, lại có đặc điểm là gạo được rang sơ trước khi nấu cháo. Vịt cũng khéo lựa, thịt miếng dày lại không quá mỡ mà cũng không quá nạc, vừa mềm. Thịt vịt rất ngon. Thịt vịt được chấm nước mắm gừng năn mềm, dai, thơm, sực nức mùi…


5) Bánh bèo chợ cồn


Địa chỉ: cổng đường Hùng Vương), Hải Phòng, Ông Ích Khiêm. Đà Nẵng
Bánh bèo là món ăn bình dân, đơn giản từ nguyên liệu đến hương vị nhưng có một sức quyến rũ kì lạ đối với cả dân bản địa và du khách khi tới Đà Nẵng. Nhân bánh làm từ tôm,thịt nạc băm nhỏ, nấm mèo…tạo nên một loại hỗn hợp đặc quánh có màu cam đẹp mắt. Bánh bèo ngon hay không được quyết định bởi nước mắm ăn kèm. Chỉ là mắm ớt tỏi bằm nhuyễn được pha loãng với nước sôi nguội thêm ít chanh và đường nhưng lại khéo hợp với thứ bánh trắng mềm ấy


6) Quán xôi thằng Bờm


Địa chỉ: Ngã 3 Hòa Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng
Nói đến món xôi, không ai còn xa lạ với nguyên liệu gạo nếp hạt tròn, trắng bông, dẻo dính, thường dùng khi gia đình có việc cúng quảy. Xôi là món ăn Việt được kết hợp khá đa dạng giữa nếp với các hạt họ đậu khác như xôi gấc, xôi đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu lạc (đậu phộng) và tạo ra những tên gọi riêng như xôi vò, xôi xéo, xôi lăn. Ngày nay, với việc chế biến ẩm thực khéo léo, món xôi còn “đi tông” với gà, với chim, với trứng cút… Thế mới có những cái tên xôi rất ngô nghê và tình cảm như xôi Thằng Bờm, xôi Chung Thủy.


Để làm món xôi Bờm “nịnh vợ” nguyên liệu đầu tiên là nếp, theo anh Thọ, nếp phải là loại nếp nương do đồng bào Cơ-Tu trồng cho hạt mềm, dẻo khi nấu.

Lớp nhân trong xôi là loại gà đồi (được nuôi tại các xã có vùng đồi rừng Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc) thịt không bở như các loại gà nuôi công nghiệp. Không để khách phải chờ quá lâu món này, từ công đoạn làm gà đến đồ xôi chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ.

Nhân gà nướng hoặc quay phải đảm bảo độ thơm, độ thấm của gia vị, miếng gà xé cũng phải đều, phải đẹp. Khi xôi chín, nhân được lận vào trong, miếng xôi được nén thành hình tròn (gọi là quả xôi) làm sao để nhân không bị lộ ra ngoài, đem đút lò quay trên 1000C sau đó mới đem ra bàn đãi khách. Xôi có để ra ngoài gió cả 3-4 giờ đồng hồ vẫn vàng ươm, giòn rụm, mùi thịt gà xực lên thơm nức, beo béo.

Ăn sáng là bữa ăn chính trong ngày, việc chọn cho mình những quán ăn sáng ngon ở Đà Nẵng là điều mà nhiều bạn quan tâm. Với những gợi ý ở trên DanangZ hi vọng sẽ đem đến cho các bạn những quán ăn sáng ngon nhất tại Đà Nẵng.


7) Quán bánh tráng đập


Địa chỉ: hẻm 144 Hoàng Diệu, Đà Nẵng

Bánh đập là bánh tráng (bánh đa) nướng kèm với bánh ướt mới ra lò kẹp vào nhau. Lúc ăn, chỉ cần đập bộp vào giữa bánh rồi chấm với mắm nước hay mắm cái (mắm nêm). Đơn giản vậy thôi mà một lần ăn bánh đập là ghiền.

Bánh ướt được làm bằng bột gạo, như các loại bánh ướt thông thường. Nhưng để làm bánh đập, phải là loại bánh ướt mỏng, dai, vừa mới tráng tại lò. Bánh chín lấy ra, trải trên dĩa cho nguội. Bánh tráng phải là loại bánh mỏng, đường kính to hơn cái bánh ướt chút xíu, mới nướng, còn dòn rụm. Dùng que hoặc đũa lấy bánh ướt từ đĩa đặt lên trên bánh tráng, rải hành lá xào dầu và tôm xay nhuyễn lên trên. Gấp bánh lại thành hình bán nguyệt, đập cho các mép bánh dính vào nhau. Thế là có bánh đập.


Bí quyết món bánh đập ngon hay không chính là nước chấm, được pha theo công thức bí truyền của người bán. Vì lẽ đó, cũng là bánh đập nhưng ở quán này khách rất đông, nhưng quán kia lại không bằng. Nước chấm cho bánh đập được làm từ nước mắm, mắm nêm, mắm cái… được pha loãng nhưng vẫn sánh, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay…Khi dùng, tùy theo sở thích của thực khách mà trộn thêm vào chén nước mắm ít hành tươi phi dầu hoặc sa tế, hành phi… Ai thích cay thì thêm vài lát ớt, muốn chua hơn thì vắt chút chanh.

Dùng kéo cắt bánh đập thành những miếng nhỏ hình cánh quạt hoặc hình quân cờ (tuỳ theo ăn bằng tay hay dùng đũa). Cầm từng miếng bánh đập chấm vào chén nước mắm, với hành xào, hành phi, sa tế …đưa lên miệng, tiếng vỡ dòn rụm của bánh tráng nướng quyện với bánh ướt dẻo, vị béo của hành mỡ, đậm đà của tôm chấy cùng mặn, ngọt, chua, cay …thật ngon miệng, vừa ăn vừa hít hà. Có dịp ra miền Trung, bạn đừng quên ghé ăn món bánh đập.


8) Bánh mì Bà Lan

Địa chỉ: số 62 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Bánh mì Bà Lan giòn xốp, ruột dày, bên trong là những lát thịt chả, rau các loại tươi ngon, hương vị đậm đà

Bánh mì được một người con trong gia đình đảm nhiệm làm chứ không lấy bánh từ nơi khác, tuyệt đối không dùng bánh cũ đã qua ngày. Bánh mì sau khi ra lò được ủ trong chăn, đưa ngay đến 2 cơ sở bán và mỗi lần chỉ “xuất xưởng” 50 chiếc để bảo đảm độ nóng sốt cao nhất. Bà Lan luôn căn dặn con cháu phải hạn chế nướng lại bánh bởi than hồng có thể làm phai mùi thơm của bột chín, vỏ bánh khô không giữ được độ mềm dai vừa phải của chiếc bánh mới ra lò.


Hai cơ sở của bà Lan luôn nhộn nhịp khách vào ra từ lúc dọn hàng cho đến khi đóng cửa (16 giờ 30 đến 23 giờ). Ổ bánh mì của bà luôn đầy đặn và tươm tất. Từng loại nhân được quệt vào ổ bánh theo “lộ trình” nhất định: đầu tiên là lớp patê dày, tiếp theo là lớp mỏng mayonnaise làm từ trứng, sau đến là thịt nguội, chả quế, chả heo, chả bò, húng quế, ngò, ớt xanh và sau cùng là một đoạn hành lá có chiều dài gần bằng ổ bánh cùng một lượt nhẹ của muối tiêu.

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Du lịch Hà Nội, quán ăn Đà Nẵng hút hồn dân Hà Thành

Ở Hà thành, các bạn muốn được thưởng thức món ăn Đà Nẵng ngon bổ rẻ lại không phải đi xa bạn và người thân bạn bè hãy đến với quán ăn đặc sản Đà Nẵng ở ngõ Hàng Đậu - phố Hàng Đậu - Hoàn Kiếm - Hà Nội để khám phá nhé!
 
Đà Nẵng từ lâu nổi tiếng xa gần với sự xinh đẹp và văn minh không chỉ có con người và cảnh vật, những món ăn của thanh phố này được thực khách vô cùng thích thú. 
 
Vào trong ngõ Hàng Đậu bạn có thể hỏi người dân là quán bà Gái ở đâu sẽ được mách lối 1 cách rất nhiệt tình, ban đầu bạn sẽ hơi ngỡ ngàng bởi quán bé và khuất nếu đúng lúc quán đông thì phải loay hoay mãi mới ổn định được chỗ ngồi. Quán có 5 món để bạn lựa chọn đó là: bánh xèo, bánh căn, chuối nếp nước, bánh bột lọc Huế và chè chuối nướng. Giá cả ở đây vô cùng hợp lý so với các quán ăn ở khu phố cổ.
 
>> Xem thêm : tour du lich danang

Nếu là lần đầu tiên bạn đến quán thì hãy thưởng thức những món mặn như: bánh xèo, bánh căn, bánh bột lọc Huế trước. Bánh căn được biết đến là lại bánh khá lạ từ khuôn bánh cho đến hình dáng hương vị bánh. Bánh căn vàng ươm, thơm giòn ăn kèm với rau sống đu đủ muối cùng với nước mắm chấm chua ngọt rất vừa vị. Có 2 loại nhân đó chính là nhân trứng cút đồng giá 4k/chiếc và nhân thịt bằng 3k/chiếc. bánh được gọi theo đĩa.
 
 
 
Với bánh xèo có thể nhiều người đã thấy quen thuộc và thưởng thức ở nhiều nơi rồi nhưng cứ thử thưởng thức bánh xèo ở đây xem bạn chắc chắn sẽ không hối hận đâu. Bánh xèo được ăn kèm với nước chấm chéo đặc biệt và nếu không quen thì bạn có thể thay thế bằng nước mắm chua ngọt cũng rất ngon. bánh xèo nhỏ và xinh bao gồm nhân tôm, giá, thịt và có thể là thịt bò hoặc thịt lợn giá từ 15.000 - 20.000đ/chiếc. Cắt nhỏ bánh thành miếng cho vừa ăn sau đó dùng bánh tráng cuộn tròn với rau sống giống như phở cuốn của Hà Nội vậy cùng 1 ít nước chấm đặt vào miệng cắn 1 miếng thôi cũng thấy giòn rụm và béo ngậy thơm ngon rồi. Khi bánh chín thì nóng giòn và có màu vô cùng đẹp mắt. 
 
 
 
Bánh bột lọc Huế nhân bao gồm tôm, thịt mỡ được gói trong lá chuối tươi đã được quán luộc trước. Lúc mang lên chỉ hấp qua cho nóng là có thể thưởng thức được. Giá 10.000 đồng/ 3 cái. Mỗi đĩa tầm 6 chiếc là vừa ăn cho nhóm đi 3 người. Bánh bột lọc nhân tôm.
 
 
 
Chè chuối nướng và chuối nếp là 2 món ăn ngọt khá thú vị. Nếu không phải là tín đồ thích ăn đồ ngọt thì lời khuyên chân thành dành cho mấy bạn là chỉ nên gọi trước 1 ít để ăn thử và nếu thấy thèm nữa mới gọi thêm. Giá chè chuối nướng là 12.000đ/bát, còn chuối nếp nường là 7.000đ/chiếc.
 
 
 
Ấn tượng với quán không chỉ có các món ăn ngon mà lại lạ và rẻ. Ngoài ra nhân viên phục vụ vô cùng nhiệt tình và mếm khách. Nếu không biết cách ăn hay có bất cứ 1 thắc mắc gì về món ăn bạn có thể hỏi nhân viên phục vụ họ sẽ rất nhiệt tình

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Hai trong nhiều quán bánh tráng thịt heo ngon đúng điệu ở Đà Nẵng

tinamthucmientrung - Nói đến món bánh tráng thịt heo ngon đúng điệu ở Đà Nẵng phải kể đến quán bánh tráng thịt heo bà Mậu và quán bánh tráng thịt heo bà Hường được người dân Đà Nẵng và khách du lịch  tin tưởng tìm đến ăn.

 
Bánh quán tráng thịt heo bà Mậu


Quán bánh cuốn này có kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề và đã tạo cho mình một thương hiệu riêng về món đặc sản bánh tráng cuốn thịt heo ở Đà Nẵng khi chỉ riêng quán có thứ thịt heo 2 đầu da siêu đặc biệt.
 

Một phần bánh tráng cuốn ở đây gồm 1 đĩa thịt heo, mì, bánh tráng và rau sống ăn kèm. Trong đó nổi bật nhất là thịt hai đầu da được luộc vừa chín tới, khi ăn thấy rõ vị ngọt, thơm của thịt luộc khéo. Đối với món bánh tráng cuốn thịt heo rau là món nguyên liệu không thể thiếu. Đĩa rau ở Mậu quán to đùng với đầy đủ các loại rau sống tươi, sạch.
Mắm nêm ở đây cũng rất đặc sắc, mắm vừa miệng, thơm, không bị tanh mang hương vị của cá biển, vị cay nồng của tỏi, ớt khiến món ăn có hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.
Đến Đà Nẵng nếu bạn muốn thử món ăn này thì có thể đến 3 cơ sở của quán Mậu đó là 2 cơ sở ở đường Đỗ Thúc Thịnh và một cơ sở ở Trưng Vương.

Bánh tráng cuốn thịt heo bà Hường


Có sức hút ngang ngửa với quán bánh tráng thịt heo bà Mậu là quán bánh tráng thịt heo bà Hường. 
Một suất bánh tráng thịt heo ở đây có giá 69 ngàn đồng với các thành phần cơ bản như thịt heo được cắt lát, rau xanh, bánh tráng, bánh phở và nước chấm quan trọng. Thịt heo ở đây không có hai đầu da nhưng lát thịt có cả nạc, cả mỡ ăn vừa bùi vừa béo, rất ngon miệng.
  
Mắm nêm ở quán cũng được pha chế theo một công thức đặc biệt sao cho hợp khẩu vị của thực khách. Mắm nêm ở đây rất thơm vừa ngọt, vừa mặn mà vừa tinh tế với chút vị chua của chanh và vị thanh cay của ớt khiến món ăn trở nên ngon miệng hơn.

Quán bà Hường còn có nhiều món khác như mì Quảng, bún mắm mên, cá nục hấp hành rau muống. 
Đà Nẵng không chỉ hấp dẫn bởi những phong cảnh đẹp, dịch vụ du lịch lý tưởng mà còn được nhắc đến như một thiên đường ẩm thực trong đó nổi tiếng nhất là món bánh tráng cuốn thịt heo. Vì vậy đến Đà Nẵng du lịch bạn nhất định đừng bỏ qua món ăn này, nếu chưa ăn là coi như chưa đến Đà Nẵng.
Nguồn: Tổng hợp
Du lịch Việt Nam

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Thưởng thức bún chả Đà Nẵng, Miền trung

Ẩm thực du lịch miền Trung luôn mang lại nhiều ấn tượng đối với nhiều người và cũng rất nhiều thực khách ưa thích những món ăn và hương vị miền Trung. Nói đến món ăn chúng ta có thể nói đến bún chả cá miền Trung.

Bún chả cá là món ăn quen thuộc tại khu vực Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang... Ở Hà Nội, món này có mặt khá lâu nhưng số hàng bán không nhiều, nên ít được biết đến hơn so với phở, bún bò Huế... Tuy nhiên, không vì vậy mà bún chả cá mất đi nét hấp dẫn, quyến rũ. Hơn nữa, bún chả cá được gọi là ngon là khi ăn không có mùi tanh của cá, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước dùng... Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng. 

Về cơ bản, món này vẫn giữ nguyên cách chế biến đơn giản thường thấy. Một bát đầy đủ gồm chả cá chiên dạng viên và miếng, chả quế... Để giữ được hương vị gốc, các hàng thường đặt chả (thường là chả cá thu) từ khu vực miền Trung. Hương vị sẽ nhạt đi đôi chút vì trải qua quá trình vận chuyển nhưng vẫn giữ được độ ngon vốn có.


Sau khi lấy về, các chủ hàng sẽ tẩm ướp để vị đậm đà. Nhờ vậy, lúc thưởng thức, thực khách không phải dùng thêm các loại nước mắm chua ngọt có pha đường, ớt tươi xay nhuyễn như miền Trung. Ngoài ra, măng khô nhấn nhá khiến bát bún có nét biến tấu lạ miệng.

>> Tham khảo : tua du lịch miền trung giá rẻ

Nước dùng ninh từ xương cá và lợn, thêm chút gừng, hành nướng, ớt để tạo vị ngọt, đồng thời cũng là điểm khiến bún thêm ngon hơn. Thời gian ninh không quá ngắn cũng không quá lâu để nước giữ được độ trong và hương vị đặc trưng.

Món này khi dọn mời thực khách bao giờ cũng kèm một đĩa rau sống (hoa chuối, giá, húng quế...). Sợi bún mềm, nước dùng thơm, chả cá ngọt và chút rau sống tươi mát khiến món ăn thêm phần hài hòa. Nhiều thực khách thích nhâm nhi miếng chả nhưng số khác lại uống phần nước còn nóng hổi, thấm đẫm tương ớt, hành tím ngâm chua và tiêu sọ trước để cảm nhận vị biển nồng nàn.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Danh sách 5 quán ăn hấp dẫn và siêu rẻ ở Đà Nẵng

Nếu bạn còn phân vân chưa biết đến Đà Nẵng sẽ ăn uống ở đâu, khi hẹn hò hay tụ tập bạn bè, thì danh sách 5 địa điểm ăn uống ẩm thực Đà Nẵng ngon tuyệt đỉnh dưới đây có thể giúp bạn.
1) Canh bún cua đồng- Vườn Chuối SG 236 Hải Phòng
Bún sợi to ăn hay hay,để ngon và đậm đà hơn khi ăn thì mình phải tự nêm thêm mắm tôm và nước me. Một tô 20.000đ.
2) Bánh tráng dì Bi-325/21 Hùng Vương
Vào trong kiệt hơi nhỏ một tẹo và chỗ ngồi hơi ít,buổi chiều đến không nên ngồi ngoài vù xe cộ vào kiệt rất đông.
Các món bánh tráng ở đây khá ngon và đặt biệt là ở nước sốt me,chua chua ngọt ngọt rất thích.Giá chỉ từ 10.000-15.000đ
Mức giá trung bình: 50.000đ/2 người
3) Bún mắm thịt heo quay Bà Đông 141 Huỳnh Thúc Kháng.
Thịt heo quay da giòn rụm, thịt miếng nào cũng dày nhưng hơi mỡ. Mắm thơm, ngọt, có cả mít và hành phi làm tô bún mắm thêm đậm đà. Giá 20.000đ/tô
4) Súp cua 54 Đống Đa
Súp cua ở đây thơm ngon cực. Súp ko quá đặc, nêm nếm rất đậm đà. Bán buổi chiều đến tối. Tô nhỏ 15.000đ, tô lớn 25.000đ
5) Quán Lạ-15 Tố Hữu

Ở đây buổi chiều bán nhiều món lắm, nào là bánh canh, hủ tiếu, mì xíu, bò, gà đủ cả mà giá thì rất rẻ nhé. Giá 1 tô như trong hình chỉ 10.000đ thôi
Mức giá trung bình 25.000đ/2 người

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Bánh canh cá nướng Đà Nẵng



Món bánh canh siêu rẻ với giá 7000 VNĐ/tô còn có tên gọi là ‘cháo chờ‘ bởi thực khách cần đợi để tự tay mang tô bánh canh từ quầy về góc bàn ưa thích để nhấm nháp. Địa điểm: Bạn cần đi đường Trần Hưng Đạo, hướng về cầu Thuận Phước. Quán ở gần…

Món bánh canh siêu rẻ với giá 7000 VNĐ/tô còn có tên gọi là ‘cháo chờ‘ bởi thực khách cần đợi để tự tay mang tô bánh canh từ quầy về góc bàn ưa thích để nhấm nháp.

Địa điểm: Bạn cần đi đường Trần Hưng Đạo, hướng về cầu Thuận Phước. Quán ở gần ngã ba Trần Hưng Đạo 

– Vân Đồn.

Điểm cộng: Bánh canh ở đây khá nổi tiếng và đã được bán từ khá lâu. Nhiều bạn học trò, các nhóm bạn trong chuyến đi chơi đó đây quanh thành phố, người dân trong khu vực… thường chọn quán làm địa điểm nạp năng lượng yêu thích.

Điểm trừ: Do sự dân dã trong bài trí, giá cả bình dân của quán nên nhiều thực khách vứt giấy lau miệng xuống nền đất rất nhiều và do ở cạnh sông, nhiều bụi cây ở trước nhà được giữ làm hàng rào nên quán thỉnh thoảng có nhiều muỗi ở những bàn nằm ở góc vườn.


Nhiều tờ báo, blog, website du lịch đã nhắc đến quán bánh canh (cháo chờ) này do một vài chi tiết thú vị:

– Bánh canh ở đây khá rẻ, chỉ 7000 VNĐ/tô. Chất lượng của tô bánh canh không quá hảo hạng nhưng cũng ở mức khá ngon với sợi bánh canh được làm bằng bột gạo trắng trẻo, nhai có cảm giác sần sật. Nhân có chả cá và cá nục nướng, hành phi. Bạn có thể gọi riêng một tô cá nục để ăn kèm hoặc nhâm nhi cũng chỉ 7000 VNĐ.

– Quán thường khá đông khách nên khi tới ăn, bạn cần đến đến quầy để gọi, chờ để mang bánh canh về chỗ ngồi nên quán còn có tên gọi là “cháo chờ, cháo chực”. Tên gọi này thường được các bạn học trò, sinh viên nhắc đến khi rủ nhau đến quán và cũng bởi tên gọi dân dã này mà quán bánh canh này bỗng trở nên thuộc nằm lòng với rất nhiều bạn trẻ Đà Nẵng.

– Nằm ở vị trí giữa hai cây cầu Thuận Phước và cầu sông Hàn, nên từ quán, bạn có thể ngắm hai cây cầu này lên đèn khá đẹp vào lúc chạng vạng.
Nguồn : danangz